Ngày 18-11 tới đây, cuộc thi âm nhạc "bay trên những giấc mơ" chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ được tổ chức tại trường mầm non song ngữ Eduplay Garden. Đây hứa hẹn sẽ là một cuộc thi vô cùng ý nghia và bổ ích dành cho các con! Nhân cơ hội này, Eduplay Garden cũng muốn giới thiệu đến quý vị phụ huynh những lợi ích không ngờ của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một trong những lợi ích của âm nhạc với trẻ nhỏ là góp phần tạo nên sự an toàn, thoải mái và bình yên đồng thời nghe nhạc giúp tăng bộ nhớ, sự chú ý và cả kỹ năng ngôn ngữ sau này. Theo một nghiên cứu tại Đại học Brigham Young, âm nhạc thậm chí còn giúp phát triển thể chất của trẻ sinh non.
– Âm nhạc giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp
Theo Tiến sĩ Brent Logan, tác giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng” thì âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh trong việc tiếp nhận thông tin. Khả năng này sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng của bé trong giao tiếp sau này.
Chuyên gia khoa học thần kinh, bác sĩ Dee Joy Coulter thì lại cho rằng, trò chơi đưa trẻ tương tác với âm nhạc có thể nâng khả năng ngôn ngữ và từ vựng ở trẻ. Tiếp đó, trẻ sẽ trở thành một người có tổ chức về các ý tưởng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
– Âm nhạc giúp nâng cao kỹ năng vận động
Tiến sĩ Brent Logan cũng cho biết khi nghe nhạc, em bé (thậm chí là một thai nhi) sẽ có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn. Nhịp điệu của âm nhạc có khả năng kích thích em bé vận động một cách tự nhiên, vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất, về sức mạnh và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ.
– Âm nhạc giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn
Thật bất ngờ, âm nhạc còn kích thích trẻ ăn nhiều hơn, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng quá trình trao đổi chất. Âm nhạc còn giúp tình thần thư giãn, trẻ thoải mái, phát triển khỏe mạnh và tăng cân
– Âm nhạc giúp nâng cao kỹ năng toán học
Một trong những khu chức năng có thể bị ảnh hưởng bởi âm nhạc là phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học. Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California- Irvine, Hoa Kỳ thì có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học.
Nên cho trẻ tiếp cận âm nhạc như thế nào?
– Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh nhớ và thích những âm nhạc mà chúng đã nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu bạn có thói quen cho con nghe nhạc ngay từ khi mang thai, hãy tiếp tục điều này sau khi sinh bé. Mẹ nên cho bé sơ sinh nghe lại những bài hát, bản nhạc mình thường nghe trong giai đoạn mang thai. Bé sẽ cảm nhận được sự quen thuộc của nhịp điệu.
– Bên cạnh đó, khi bé mới sinh ra, mẹ hãy ôm bé vào lòng và nhẹ nhàng hát ru những giai điệu ngọt ngào, bé sẽ cảm nhận được âm nhạc và sự yêu thương trìu mến từ mẹ. Bởi với những trẻ được cha mẹ chơi cùng, cho nghe nhạc, dành cho những nụ hôn, cử chỉ âu yếm, tin tưởng sẽ phát triển hơn khoảng 10% so với những trẻ không được cha mẹ âu yếm và thân mật. Khi não bộ lớn hơn, phát triển hơn, trẻ sẽ dễ vượt qua những căng thẳng sau này hơn, có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
– Cho bé nghe nhạc hoặc nghe mẹ hát ru cùng một bài hát tại một thời điểm trong ngày sẽ giúp bé kết hợp bài hát với các thói quen, tạo một lộ trình thích thú cho bé.
– Hãy nói tên của bé: Mọi em bé đều thích nghe tên của mình. Vì vậy, khi hát cho bé nghe, hãy chèn tên bé trong các giai điệu. Khi bé nghe quen, mắt bé sẽ sáng lên thích thú đấy.
– Chọn những loại nhạc mà mẹ thấy thích và thoải mái khi nghe, ưu tiên những giai điệu nhẹ nhàng để bé cảm thấy dễ chịu, an toàn và gần gũi.