Mùa nắng nóng nhiệt độ, độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến nguy cơ trẻ bị ngộ độc thức ăn cao. Ngăn ngừa thế nào đây mẹ?
Mùa hè có thể được xem như khoảng thời gian lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhờ môi trường nhiều ẩm, nhiệt cao. Bên cạnh đó, nạn thực phẩm bẩn cũng đàng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nếu không có biện pháp phòng tránh khoa học hợp lý, nguy cơ trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ tăng cao báo động. Trường mầm non song ngữ Eduplay Garden xin gửi tới cho các mẹ một số lưu ý để bảo vệ con trước tình trạng bệnh nguy hiểm vào những ngày nắng nóng này?
Nguyên ngân làm trẻ bị ngộ độc thức ăn
– Thực phẩm bị ôi thiu, bảo quản không đúng cách.
– Trẻ ăn thực phẩm chưa chín, còn sống.
– Ăn uống ngoài đường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Trẻ tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là vô tình tiếp xúc với phân của vật nuôi.
– Ăn hoa quả, rau xanh có thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chưa rửa sạch.
– Nguồn nước bị ô nhiễm.
Triệu chứng trẻ bị ngộ độc thức ăn cần lưu ý
– Trẻ bị đau bụng, nôn mửa.
– Ban đầu trẻ sốt nhẹ, rồi dẫn chuyển sang sốt cao.
– Cơ thể trẻ mất nước do sốt.
– Một số trường hợp còn bị tiêu chảy.
Sơ cấp cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩmNgộ độc thực phẩm là tai nạn thường xảy ra với trẻ nhỏ. Khi thấy con trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc, trước khi đưa bé tới bệnh viện cấp cứu, cha mẹ có thể sơ cứu cho bé ngay tại nhà.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
– Khi lựa chọn thực phẩm, nên ưu tiên những thực phẩm tươi sống. Với động vật, nên chọn loại còn sống, cử động. Với thực phẩm đã qua công đoạn giết mổ, nên mua ở những cửa hàng uy tín, có chất lượng.
– Khâu chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm ở mỗi gia đình cần được nâng cao, bảo đảm an toàn, sức khỏe. Dụng cụ làm bếp phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lẫn sử dụng và rửa sạch, để khô sau khi dùng xong.
– Với món khoai mì, khi ăn cần chú ý ngăn tình trạng ngộ độc xyanua. Cách tốt nhất để phòng tránh: Lột vỏ khoai mai, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, khi luộc mở nắp nồi để xyanua bay hơi.
– Với khoai tây, để phòng ngộ độc solanin trong thành phần, mẹ không nên cho bé hay gia đình ăn những củ đã mọc mầm, có vỏ chuyển sang màu xanh hoặc đã để quá lâu.
– Thức ăn không nên để lâu, không quá 4 tiếng đồng hồ, cần lưu ý đặc biệt khâu bảo quản, tránh chuột, bọ, gián, ruồi,…
– Rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn, đồng thời tập cho con thói quen vệ sinh taysạch sẽ trước mỗi bữa ăn.
– Thực phẩm nên được nấu chín kỹ, tránh tình trạng còn tái, sống, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
– Thịt cá chưa chế biến cần giữ trong bao kín, giữ ở đáy tủ lạnh hoặc ngăn đá. Các loại thực phẩm dễ ôi thiu nên giữ trong môi trường nhiệt độ dưới 5 độ C.
– Rửa rau quả dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn, hóa chất.
– Tuyệt đối nói không với các loại thực phẩm quá hạn, có mùi vị bất thường, bị ôi thiu, ẩm mốc.